Thứ Ba, 13 tháng 10, 2015

Cách cài đặt SeoQuake và Web Developer

Seoquake và Web developer là 2 công cụ quan trọng, giúp cho người quản trị website có thể phân tích được trang web tối ưu với Google hơn nhằm mục đích để  nâng cao thứ hạng. Dưới đây là tóm lược nội dung của cách cài đặt công cụ hỗ trợ quá trình làm SEO.

Cài đặt công cụ SeoQuake

Để có thể cài đặt được SeoQuake thì các bạn truy cập vào google và gõ SeoQuake, sau đó hãy chọn tiện ích Addon cho Firefox.
Cách cài đặt SeoQuake và Web Developer
Cách cài đặt SeoQuake và Web Developer

- Khi tiến hành cài đặt thì máy sẽ yêu cầu bạn khởi động lại trình duyệt. Bạn hãy khởi động lại trình duyệt là đã cài xong.
Lưu ý rằng khi bạn truy cập vào phần tiện ích trên Firefox, các bạn cần phải chờ cho trình duyệt load xong sau đó mới nhấn vào chọn thêm vào Fifox nhé.
Một số chức năng của SeoQuake
I: Google Index.
B: Bing Index.
Age: Tuổi đời của domain.
A Rank: Thứ hạng của trang web trên Alexa.
PR: Kiểm tra PageRank của website.
Int: Liên kết nội bộ.
Ext: Liên kết ngoài (link out).
Density: Kiểm tra mật độ từ khóa.
Cài đặt công cụ Web developer
Để có thể cài đặt được Web developer thì các bạn truy cập vào google và gõ từ khóa Web developer. Sau đó tiến hành cài đặt Addon cho trình duyệt Firefox. Khi tiến hành cài đặt thì trình duyệt sẽ yêu cầu bạn khởi động lại. Bạn chỉ cần khởi động lại trình duyệt là xong.

Giới thiệu chức năng của Web developer

Images:
Click vào Images sau đó bạn chọn Display Alt Attributes: Thao tác này sẽ giúp cho các bạn kiểm tra được thẻ Alt của ảnh hiển thị trên website của mình. Nếu như bên cạnh các bức ảnh trên website của bạn thuộc tính Alt sẽ xuất hiện kèm theo ghi chú thì có nghĩa rằng những bức ảnh đó có thể giúp cho Google hiểu được. Và nếu như không tìm thấy thuộc tính Alt trên ảnh hoặc có hiện Alt nhưng lại không có ghi chú thì có nghĩa rằng Google sẽ không thể đọc được những thông tin bức ảnh trên website của bạn. Bằng cách nào đó bạn cần tối ưu lại ảnh cho website.
Các bạn lưu ý rằng Google không thể tự mình hiểu được ảnh của bạn là gì? Nó chỉ có thể đọc được những ghi chú bạn chèn trong mã HTML trong thẻ ảnh. Vì vậy, khi các bạn post ảnh lên website thì các bạn hãy cố gắng chèn các ghi chú cho ảnh tại các thẻ đó.
Outline:
Click vào thẻ Outline chọn Show Element Names When Outlining: Để hiển thị ra tên của các thẻ heading.
Click Outline Heading: Để xem các thẻ Heading có trên website của mình.
Thẻ Heading là gì: Thẻ Heading trong HTML bao gồm các thẻ như H1 H2 H3 H4 H5 H6. Các bạn có thể hiểu thẻ Heading giống như chỉ mục của 1 cuốn sách, nó giúp cho bọ của Google có thể hiểu được website của mình, bài viết trên website của mình hướng tới điều gì? Nội dung, từ khóa nào….

Nếu như trên website của bạn đã có các thẻ Heading cũng như thẻ alt cho ảnh thì thật tuyệt vời. Nếu như chưa có thì cần phải tối ưu lại website càng sớm càng tốt nhé.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét